Thực tế các dây thần kinh nằm sâu bên dưới chân răng. Để xác định được việc niềng răng hoặc nhổ một chiếc răng nào khi niềng có ảnh hưởng đến một dây thần kinh nào đó hay không thì cần phải chụp phim X – Quang. Niềng răng chỉ tác dụng trên răng và xương, hầu như không tiếp xúc với thần kinh vì dây thần kinh của chúng ta được bảo vệ rất kỹ, không phải nằm lung tung để dụng cụ có thể chạm vào được.
Những ai nên niềng răng?
Tuy nhiên không thể phủ nhận việc niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh. Thực tế đã có trường hợp nhổ răng để niềng răng gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh vị giác khiến bệnh nhân không cảm nhận được mùi vị, liệt một bộ phận nào đó trên cơ thể hay đau đầu triền miên…
Thông thường, nếu cần nhổ răng để niềng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ 4 răng 4 và răng khôn, ngoài ra có thể nhổ răng nanh. Nếu thao tác nhổ răng không được đảm bảo, nha khoa không uy tín, chuyên sâu và bác sĩ không được đào tạo chuyên môn có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh cũng như sức khỏe.
Ngoài ra, sau nhổ răng, kỹ thuật niềng răng yếu kém sẽ lại càng khiến hàm răng của bạn tệ hơn nữa, khớp cắn không chuẩn, răng chỗ thưa chỗ chen chúc không đảm bảo ăn nhai, nguy cơ gây viêm khớp thái dương hàm.
Niềng răng có chích thuốc tê không?
Niềng răng không mang lại cảm giác đau nhức hay ê buốt gì vì việc gắn mắc cài rất đơn giản và chỉ được gắn trên bề mặt răng mà không gây ảnh hưởng đến mô nướu xung quanh cả. Chính vì vậy việc có chích thuốc tê là điều không cần thiết nên bạn cũng đừng quá lo lắng.
Sau khi gắn mắc cài bạn sẽ có cảm giác ê buốt và khó chịu, có thể đau nhức. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được theo hướng dẫn của bác sỹ về liều lượng, độ tuổi thích hợp cũng như tác dụng phụ có thể có.
Một số loại thuốc giảm đau thường dùng có thể kể đến là Ibuprofen, Naproxen sodium. Tylenol và Aspirin. Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, bạn nên chú ý ăn thức ăn mềm như sữa chua, bánh pudding, các loại cháo, súc miệng bằng nước muối ấm… để giảm ê buốt răng.
Tuy nhiên trong quá trình niềng răng, nếu bạn được bác sĩ chỉ định nhổ răng thì buộc phải sử dụng thuốc tê để giảm đau cho việc nhổ. Nếu nhổ răng đúng chỉ định và đúng kỹ thuật sẽ không gây nguy hiểm hay biến chứng gì. Chỉ định trong niềng răng chỉnh nha thường là răng số 4 của các phân hàm, nếu các răng kế bị hư, sâu thì bác sĩ sẽ ưu tiên nhổ các răng đấy hơn.
Sau khi nhổ sẽ để lại khoảng trống và bác sĩ sẽ đóng khoảng trống này lại bằng cách kéo các răng khác về lắp đầy cung hàm. Thời gian để nhổ 1 chiếc răng chỉ trong vòng 10 phút, trong quá trình nhổ bạn sẽ được chích thuốc tê để không đau nhức.
Khi được hỏi về quá trình niềng răng tại Răng Hà Nội bạn Nguyễn Phương Anh chia sẻ:
“Mình nghe mọi người nói niềng răng thì sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, hay là đau, không ăn được nên mình cũng lo lắng nhiều nên tìm hiểu các thông tin trên mạng. Sau đó mình quyết định tới Răng Hà Nội. Thường thì mọi người nói là ảnh hưởng đến thần kinh này kia, nhưng mà mình thì không thấy ảnh hưởng gì hết. Mình cũng không thấy đau gì nên nghĩ đó là do mọi người lo lắng này kia vậy thôi.
Tới thời điểm hiện tại thì mình thấy quyết định đi niềng răng của mình là đúng đắn nhất từ trước đến nay. Đến Răng Hà Nội niềng thì cũng rất tốt, bởi vì ở đây mình có thể trả theo hàng tháng, chi phí nó cũng không phải là một khoản đáng lo ngại. Về chất lượng dịch vụ cũng rất là tốt nên mình nghĩ là các bạn nên đi làm.
Đối với chất lượng và dịch vụ của Răng Hà Nội: Mình thấy nhân viên ở trung tâm thì rất là nhiệt tình, Bác sĩ tỉ mỉ và tư vấn rất kĩ rất tận tâm nên mình rất hài lòng.
Lúc đầu nghe người này người kia nói là nhổ hết 4 cái răng thì sau này ảnh hưởng này nọ tới hệ thần kinh gì gì đó nhiều lắm. Nhưng rồi mình quyết tâm đi niềng vì muốn mình xinh hơn và quyết định của mình thật đúng đắn."
Chỉnh răng là nhu cầu chính đáng nhưng nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn cơ sở, bác sĩ chữa trị, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bởi đối với cơ thể con người nói chung và hàm răng nói riêng thì khó có thể làm lại được như ban đầu nếu bị điều trị sai.