NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HÌNH THÁI RĂNG
Việc bác sĩ cần hiểu rõ hình thái răng khi sửa soạn là điều quá rõ ràng, nhưng hình thái răng quan trọng như thế nào ở giai đoạn thực hiện phục hồi răng? Mục đích của nha khoa thẩm mỹ là nhằm cải thiện thẩm mỹ răng về màu sắc, vị trí, hình dạng, kích thước và sự sắp xếp các răng cũng như tổng thể nụ cười. Tuy nhiên, thực tế nha khoa thẩm mỹ giống như ảo thuật, và hiểu rõ về thẩm mỹ vi thể của răng chính là cây đũa phép biến điều đó thành hiện thực.
Những yếu tố cơ bản của hình thái răng
Trải qua nhiều năm, nha khoa có nhiều thay đổi về mặt vật liệu, kĩ năng lâm sàng, kĩ thuật viên và công nghệ. Nhưng có một điều không bao giờ thay đổi là hình thái răng. Khi xem xét độ sâu, cấu trúc bề mặt, sự đổ bóng và điểm bắt sáng trong các bức tượng điêu khắc cổ điển, ta có thể thấy các tác phẩm này hiện lên chân thực và sống động dù chúng chỉ được tạo nên từ đá đơn sắc. Theo Kataoka và Nishimura, để tạo ra một phục hồi răng thẩm mỹ, ta cần phải hiểu rõ ba yếu tố cơ bản của hình thái răng.
- Yếu tố đầu tiên về hình thái giải phẫu răng bao gồm 3 dạng hình học cơ bản, như hình vuông, hình trứng và tam giác. Những dạng hình học này cần chú ý để thiết kế phục hình răng phù hợp với khuôn mặt bệnh nhân và những răng còn lại.
- Tiếp theo là đặc điểm giải phẫu bậc hai (secondary), tức các thùy. Các thùy là sự phân chia giải phẫu rất quan trọng cần tái lập nhằm phục hồi các thành phần của răng một cách hoàn hảo. Đặc điểm giải phẫu bậc hai này là kết quả của sự phát triển bình thường của răng, được mô tả là những diện lồi và lõm đặc trưng ở các răng trước hàm trên.
- Cuối cùng, yếu tố thứ ba là đặc điểm cấu trúc bề mặt.10 Những vân và sớ bề mặt răng có tác dụng thay đổi ánh sáng phản chiếu lên răng, ảnh hưởng rất nhiều đến bề ngoài của chúng. Cấu trúc bề mặt, được biết đến như đặc điểm giải phẫu bậc ba (tertiary), diễn tả những đặc trưng vật lý của bề mặt men răng, bao gồm sớ dọc của các thùy, đường tăng trưởng theo chiều ngang của gờ cổ răng, và các gờ perikimata. Các đường tăng trưởng và các cấu trúc đa dạng khác của bề mặt răng thường xuất hiện ở răng người trẻ và thường bị mất đi khi lớn tuổi. Cấu trúc giải phẫu này bị mất đi do ma sát làm chúng bị mòn đi theo thời gian. Bề ngoài của men răng bị ảnh hưởng bởi sự tương tác với ánh sáng với cấu trúc bề mặt. Ánh sáng sẽ được biểu lộ dưới dạng "bóng sáng" (glossy) khi chúng phản xạ trên bề mặt lồi, và biểu hiện dưới dạng "mờ" (matte) khi được phản xạ trên bề mặt lõm.
- Khả năng tạo ra đặc điểm cấu trúc bề mặt là yếu tố quan trọng nhất trong việc mô phỏng hình dạng răng một cách tự nhiên bằng các vật liệu như composite hoặc sứ, đặc biệt lưu ý rằng không phải tất cả vật liệu đều được tạo ra giống nhau. Nghiên cứu của Elgendy và cộng sự cho thấy, trong giới hạn của nghiên cứu, không có kỹ thuật tái tạo resin nào có thể mô phỏng được các đặc tính quang học của răng và sự thành công lâm sàng của phục hồi răng phụ thuộc vào việc lựa chọn vật liệu và kỹ thuật mô phỏng răng tự nhiên nhằm cung cấp sự ổn định lâu dài cả về màu sắc và tính chất quang học.
Để làm răng sứ thẩm mỹ, cần tay nghề bác sĩ cao để tránh khỏi các ảnh hưởng hệ lụy về sau. Trung tâm Răng Hà Nội với gần 20 năm hoạt động cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi nhiều kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, là lựa chọn của mọi khách hàng.
RĂNG HÀ NỘI - TRẺ HƠN, TỰ TIN HƠN
- Cơ sở 1: 117 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2 liên kết: Nha khoa Tuấn Vân 67A Hàng Cót Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 0946.544.944
CSKH: 0944.021.483
Điện thoại: 0243.562.2657
Facebook: Răng Hà Nội – 117 Láng Hạ
