Có đến 90% trẻ bị sâu răng, đặc biệt là răng hàm do thói quen ăn uống cũng như việc giữ gìn vệ sinh răng miệng chưa được tốt. Sâu răng có ảnh hưởng rất lớn đặc biệt là sâu răng đã tiến triển thành viêm tủy răng, khiến răng bị vỡ và nguy cơ mất răng là rất lớn. Việc mất răng hàm sữa sớm ở trẻ không chỉ làm ảnh hưởng tới ăn nhai mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác như ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ (hô, móm, răng lệch lạc…). Do vậy, bên cạnh việc cần thiết phải trám răng sữa khi bị sâu thì biện pháp toàn diện và an toàn nhất đó chính là Chụp thép bảo vệ răng sữa cho trẻ em tới khi đến tuổi thay răng.
1. Vai trò của chụp thép
- Giúp duy trì hàm răng sữa đầy đủ
- Giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, phát âm.
- Bảo vệ răng sữa, giúp hạn chế mắc phải các bệnh lý phát sinh từ vấn đề vệ sinh răng miệng.
- Tránh làm bong các miếng trám lớn, nhiều mặt, bảo vệ răng đã điều trị tủy không bị vỡ trong quá trình ăn nhai của trẻ.
- Mang đến hàm răng đều đẹp cho trẻ, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp.
2. Khi nào thì nên cho trẻ đi chụp thép
- Tái tạo răng sữa của trẻ bị sâu răng quá lớn, sâu nhiều mặt.
- Răng sữa bị thiếu sản men.
- Tái tạo răng sữa sau khi đã điều trị tủy buồng hoặc tủy chân
- Phục hồi những răng có sự cố bất thường về di truyền như sinh men bất toàn
- Tái tạo răng ở những trẻ tật nguyền hoặc những trẻ vệ sinh răng miệng kém, việc sử dụng một vật liệu khác có thể bị thất bại (như: GIC, composite, AH)
4. Lưu ý sau khi gắn chụp thép
- Kiêng ăn 1-2h để chất gắn đông cứng hoàn toàn tránh bong chụp thép.
- Về nhà bé ăn nhai thấy khó chịu, kênh, đau cần liên hệ lại ngay và quay lại phòng khám.
- Nếu bị bong chụp thép thì giữ lại và quay lại nha khoa để bác sĩ gắn lại.
- Kiểm tra định kì 3 tháng / 1 lần.