Bác sĩ chỉnh nha có thể sẽ dặn dò bạn nên tránh xa những thức ăn cứng có nguy cơ làm hỏng mắc cài, bẻ cong dây cung; đá, các loại hạt ngũ cốc, bắp rang, các loại kẹo cứng như kẹo đậu phộng đều là những thức ăn nên loại bỏ trong quá trình niềng răng. Cắt các loại thức ăn như táo, cà rốt, và bánh mì thành những miếng nhỏ vừa ăn sẽ giúp bạn dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc ăn nhai. Những loại thức ăn dẻo, chứa nhiều đường như kẹo sing-gum cũng là “đối thủ” của mắc cài trong quá trình điều trị. Bạn nên tư vấn chi tiết với bác sĩ chỉnh nha về các loại thức ăn tốt cũng như không tốt.
Tham khảo thêm một số phương pháp chăm sóc răng miệng khi niềng răng
- Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ: Bác sĩ chỉnh nha có thể khuyên dùng một số sản phẩm trợ giúp chăm sóc răng miệng và mắc cài, như bàn chải, nước súc miệng chuyên dụng, hay thuốc làm lộ mảng bám giúp dễ dàng vệ sinh. Những sản phẩm mới không ngừng được tìm tòi và phát triển, do đó, đừng ngần ngại tư vấn với bác sĩ về những sản phẩm chăm sóc răng miệng mới nhất và tốt nhất hiện nay trên thị trường.
- Chải răng thường xuyên: Bạn nên vệ sinh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám. Bác sĩ chỉnh nha sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng về cách đánh răng đúng phù hợp với loại mắc cài mà bạn đang dùng.
- Thay bàn chải mới định kỳ: Mắc cài khiến lông bàn chải mau bị mòn, do đó nên thay bàn chải thường xuyên. Bàn chải du lịch là vật dụng không thể thiếu khi bạn đi chơi xa.
Súc miệng nếu không thể chải răng. Bạn nên súc miệng với nước sạch nếu không thể chải răng.
- Vệ sinh kẽ răng: Bạnn nên làm sạch các kẽ răng ít nhất một lần một ngày với chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn thừa. Bác sĩ sẽ giới thiệu một loại “chỉ” mới dễ dàng vệ sinh sạch sẽ các mắc cài.
- Kiểm tra răng thường xuyên: Bạn nên tự kiểm tra răng trước gương trong phòng sáng đèn hoặc nơi có đủ ánh sáng để đảm bảo thức ăn thừa không còn sót lại và mắc cài không bị hư hỏng.