- Cười hở lợi nghiêm trọng: phần lợi lộ ra ngoài vượt quá chiều dài của răng, thậm chí đôi khi không nhìn thấy răng do lợi che lấp đi gần hết.
Nguyên nhân gây ra cười hở lợi?
Không khó để bắt gặp một người với nụ cười hở lợi, không phân biệt nam hay nữ, trẻ hay già. Tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc phát triển trong giai đoạn dậy thì. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này:
- Cấu trúc hàm
Xương hàm trên phát triển quá mức khiến toàn bộ vùng hàm bị đẩy ra ngoài nên khi cười sẽ bị lộ lợi. Đây là một trường hợp hở lợi kết hợp với bị hô vẩu. Tình trạng nặng còn có thể khiến khớp cắn bị sai lệch, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Trong một số trường hợp hiếm hoi, xương ổ răng quá dày tác động đẩy vùng lợi ra ngoài trước khi cười.
- Sự phát triển của răng
Nguyên nhân này bắt đầu xuất hiện trong quá trình hình thành phát triển răng của con người. Khi độ dài của răng không bình thường (ngắn hơn), việc hở môi trên khi cười sẽ làm lộ một phần nướu. Răng hình thành càng ngắn thì nướu hàm trên càng lộ ra ngoài bởi chiều dài răng có khe hở đối xứng nhau.
- Khuyết điểm ở cùng môi
Dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương sau tai nạn, phẫu thuật,… khiến môi bị hếch hoặc chiều dài từ cánh mũi đến môi trên ngắn hơn bình thường, chân răng lộ rõ đặc biệt khi cười.
- Lợi quá phát
Đây không phải là lý do phổ biến, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cười hở lợi do nướu phát triển bất thường. Tất cả các yếu tố: bẩm sinh, phì đại do bệnh lý răng miệng, độ bám thấp,… đều ảnh hưởng đến nụ cười kém duyên.
Các phương pháp điều trị?
Tùy theo từng nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, việc khám xét kỹ lưỡng để đánh giá nguyên nhân là vô cùng quan trọng trước khi muốn chữa cười hở lợi. Một số phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo:
- Phẫu thuật xương hàm
Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp cả nướu và xương hàm đều phát triển quá mức khiến răng bị đẩy ra ngoài, khiến nướu lộ rõ khi cười. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cắt xương hàm, sau đó đẩy lùi vào trong để giúp xương hàm trở nên cân đối. Đây là một ca phẫu thuật khá phức tạp nên bạn cần lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị máy móc hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho khuôn hàm và bản thân.
- Tiêm thuốc giãn cơ
Nếu bạn cười hở lợi do cơ kéo môi quá mạnh, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giãn cơ chứa một lượng lớn protein, giúp giảm hoạt động của cơ môi trên khiến nụ cười của bạn thu hẹp theo chiều dọc.
- Niềng răng kết hợp với đánh lún
Đối với những trường hợp khớp cắn quá sâu, khiến răng trên đè lên răng hàm dưới, dẫn đến vùng nướu mà nướu dưới làm cho chúng ta nhìn thấy nướu nhiều hơn thì tốt nhất bạn nên niềng răng trước để khớp cắn trở về đúng vị trí của nó. Ngoài ra, trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ kết hợp lắp thêm minivis để giúp kéo răng về vị trí ban đầu để giảm tình trạng hở lợi. Đây là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
- Cắt laser tạo hình lợi
Đối với một số trường hợp nướu phát triển quá mức che lấp thân răng, bác sĩ có thể chỉ định cắt viền nướu kết hợp với kéo dài thân răng. Quá trình này vừa mang lại cho răng đều, đẹp hơn vừa giúp chữa cười hở lợi hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Trước và sau khi cắt laser tạo hình lợi