Răng quá lớn hoặc quá nhỏ so với cung hàm
- Răng vĩnh viễn thay thế răng sữa có thể sẽ quá to hoặc quá nhỏ so với xương hàm.
- Nếu trẻ có xương hàm nhỏ nhưng lại có các răng lớn, toàn bộ răng mọc lên sẽ không đủ chỗ trên cung hàm nên phải xoay, hoặc thay đổi vị trí khác. Ngược lại nếu răng quá nhỏ so với cung hàm sẽ có hiện tượng răng thưa.
Các thói quen xấu
Ngoại trừ các trường hợp di truyền, một số các thói quen hình thành từ khi còn nhỏ sẽ vô tình gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em. Đặc biệt khi ở độ tuổi còn nhỏ, kết cấu của hàm còn chưa hoàn thiện và các răng đang trong quá trình hình thành, các thói quen xấu ở trẻ gây ra không chỉ gây ra tình trạng răng mọc lệch, mà còn có thể tác động lên cả sự phát triển của hàm, gây ra tình trạng hàm hô móm. Đây là một tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên nếu không có kiến thức và sự can thiệp kịp thời, trẻ sẽ trưởng thành với hàm răng kém thẩm mỹ, khiến trẻ thiếu tự tin và mặc cảm khi cười nói, giao tiếp.
- Nghiến răng: Nghiến răng là thói quen rất có hại, ảnh hường đến sự tồn tại của 1 hay nhiều răng. Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa. Hoặc gây mòn nhiều dẫn đến cắn sâu.
- Cắn môi má: Trẻ cắn môi dưới, cắn má sẽ làm nhóm răng cửa hàm trên nhô ra (răng hô), trẻ cắn không khít, phát âm không chuẩn.
- Thở miệng: Trẻ thở miệng có thể do đường mũi bị cản trở bởi các bệnh lý đường mũi, do có thói quen thở miệng hoặc trẻ thở bằng mũi nhưng do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi. Trẻ thở miệng làm cho hàm răng trên phát triển tiến về phía trước, gây hô hàm, hô răng, cung răng hàm trên nhọn hơn, vẩu ra, khớp cắn sâu hoặc cắn hở, không cắn khít được.
- Mút môi: Mút môi lâu ngày dẫn đến các răng cữa dưới nghiêng vô trong, về phía lưỡi và các răng cửa trên nghiêng ra trước về phía môi, gây nên tình trạng răng chìa ra trước quá mức và răng trên che phủ răng dưới nhiều (cắn sâu)
- Tự gây chấn thương: Trẻ có thể vô tình dùng bút chì, bút bi hay những vật sắc nhọn để tự gây tổn thương, thói quen mút ngón tay, nhất là ngón cái, các móng tay có thể làm trầy xước mô quanh răng.
- Đẩy lưỡi hay nuốt lệch: Tật đẩy lưỡi làm các răng phía trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau. Có khi gây cắn hở do lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và dưới, cản trở sự mọc lên bình thường của các răng này.
- Mút ngón tay: Mút ngón tay là thói quen hay gặp ở trẻ em, khoảng 50% trẻ 1 tuổi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hô hàm, răng mọc lệch ở trẻ em. Tùy theo vị trí đặt ngón tay và điểm tựa trên răng hay trên xương ổ khi mút, các răng sẽ di chuyển:
+ Răng trên mọc nghiêng phía môi, làm thưa các răng
+ Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi
+ Tăng độ cắn chìa và cắn hở, có thể đưa đến việc đẩy lưỡi ra phía trước hay phát âm khó khăn.
+ Các răng cửa trên nghiêng nhiều về phía môi khiến chúng dẽ gẫy khi chạm phải.
- Chống cằm: Thói quen chống cằm trong thời gian dài làm thay đổi hướng phát triển của xương hàm dưới, việc cằm bị đẩy về phía trước lâu dài sẽ khiến khuôn mặt trở nên mất cân xứng.