3 TIP XỬ LÝ RĂNG BỊ Ê BUỐT
Ê buốt răng thường xảy ra khi ăn hay uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hay ngay cả việc hít thở không khí trong điều kiện thời tiết lạnh buốt. Vậy ê buốt răng là gì? Và những cách để chăm sóc răng cũng như khắc phục tình trạng này?
1. RĂNG Ê BUỐT LÀ GÌ?
Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, là tình trạng răng miệng khá phổ biến khiến cho người mắc phải khó chịu hoặc đau buốt khi ăn một số thực phẩm quá cứng hay quá nóng hoặc lạnh. Tuy tình trạng răng ê buốt không quá nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý đau răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Răng ê buốt là biểu hiện ban đầu của một số bệnh về răng miệng
Ở một chiếc răng khỏe mạnh, lớp men răng cứng chắc ngoài cùng sẽ bảo vệ lớp ngà răng bên trong mềm hơn và chân răng sẽ được nướu bảo vệ. Khi men răng bị mòn hoặc tổn thương (nứt, mẻ) hoặc đường viền nướu bị tụt sẽ khiến lớp ngà răng lộ ra ngoài. Lớp ngà răng có hàng ngàn ống ngà dẫn trực tiếp đến dây thần kinh trong răng (tủy răng). Khi tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh hay chất có tính axit… sẽ khiến các dây thần kinh bên trong răng bị kích thích gây đau và ê buốt.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA RĂNG BỊ Ê BUỐT
Răng ê buốt là một tình trạng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra răng ê buốt:
1.1. Sâu răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra răng ê buốt. Khi vi khuẩn tấn công và phá huỷ men răng, nó có thể làm lỗ ở răng, gây đau và khó chịu.
1.2. Nứt răng
Nứt răng cũng là một nguyên nhân khác gây ra răng ê buốt. Nếu răng bị nứt, thức ăn và chất lỏng có thể tiếp cận với dây thần kinh và gây ra đau.
1.3. Mòn men răng
Mòn men răng có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm ăn uống quá nhiều thức ăn chua hoặc uống nước có độ pH thấp, rửa miệng quá nhiều, hoặc chà răng quá mạnh.
1.4. Chấn thương
Chấn thương do tai nạn hoặc va đập có thể làm hư hại đến men răng hoặc dây thần kinh bên trong răng, gây ra răng ê buốt.
1.5. Viêm lợi
Viêm lợi có thể làm cho nước bọt chảy vào trong lỗ răng, làm cho răng bị ê buốt.
1.6. Răng khôn
Khi răng khôn mọc lên, nó có thể gây ra đau và khó chịu, cũng như răng ê buốt trong một số trường hợp.
3. CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ Ê BUỐT CHÂN RĂNG
Dưới đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để phòng tránh sự nhạy cảm của răng cũng như là giảm bớt cảm giác ê buốt răng.
- Vệ sinh răng miệng hợp lý: Nên chải răng 2 lần một ngày: sáng và tối trước khi đi ngủ. Để quá trình vệ sinh răng miệng được đảm bảo bạn nên sử dụng các loại kem đánh đánh răng có fluoride hoặc là các loại nước súc miệng. Đánh răng bằng nước ấm 30-40 độ C có thể hạn chế ê buôt răng. Mỗi lần ăn xong bạn có thể dùng chỉ tơ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của kẽ răng khi mà bàn chải không thể làm được.
Cần đánh răng thường xuyên để giảm ê buốt răng
- Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học: Không nên sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cà chua, cam, chanh. Hạn chế ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh. Việc ăn quá nhiều thức ăn cay nóng sẽ khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới.
- Thay vào đó các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ như là các loại hoa quả tươi như chuối và táo sẽ giúp cơ thể bạn bổ sung các loại khoáng chất thiết yếu chống lại quá trình gây ê buốt cho răng.
- Tăng cường bổ sung canxi: Nhiều vấn đề về răng miệng lại bắt nguồn từ việc thiếu canxi. Để bổ sung canxi cho cơ thể bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm nhiều canxi như bơ, sữa hoặc là các loại rau xanh như bông cải xanh, quả hạnh nhân và các loại quả đậu khô.
- Để cải thiện tình trạng ê buốt của răng, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng giảm ê buốt, ngoài ra một số nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn phương pháp thoa fluor, sử dụng keo dán lên răng hay trong trường hợp bề mặt răng của bạn bị hư hại nhiều thì phương pháp sử dụng tia laser có thể được sử dụng.
Đặc biệt khi xuất hiện những dấu hiệu ê buốt răng, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thăm khám nha khoa thường xuyên để phát hiện và điệu trị sớm ê buốt chân răng
XEM THÊM: VÌ SAO PHẢI ĐEO KHAY NIỀNG INVISALIGN ÍT NHẤT 22H/ NGÀY?
RĂNG HÀ NỘI - TRẺ HƠN, TỰ TIN HƠN
- Cơ sở 1: 117 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2 liên kết: Nha khoa Tuấn Vân 67A Hàng Cót Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 0946.544.944
CSKH: 0944.021.483
Điện thoại: 0243.562.2657
Facebook: Răng Hà Nội – 117 Láng Hạ